NHẬN BIẾT MỘT VỊ PHẬT
Cách
tu luyện của một vị Phật, là một vấn đề tâm linh rất quan trọng. Người đời hiểu
mỗi người một cách, ai chỉ cho cách nào,
thì làm theo cách đó. Nên rất nhiều cách tu luyện. Tùy theo sự phát triển tâm
thức của người đó. Hình ảnh thiêng liêng
của Đức Phật là tấm gương sáng cho mỗi đời người.
Có một con đường thành tựu ngay tại
một kiếp sống là pháp tu Đốn giáo, tu tắt để khai mở rất lẹ làng, cho đời Thánh đức sắp đến. Do Đức Phật Di Lạc truyền xuống qua Thông thiên
học năm 1952.
1- Phật là người mang xác phàm, mà không bị nhiễm
trược thế gian, trả hết nợ nghiệp chấm dứt luân hồi. Ăn chay trường và tuyệt dục.
‘Ta là người đã hết nợ, các
người còn nợ gì chưa trả được, dù là nợ đó khó đòi đến đâu, Ta cố gắng để tìm
GIẢI PHÁP mà giúp cho các người trả cho rồi”
“Thân con người thanh sạch khi còn ở trong bào
thai. Và khi ra đời thì bị nhiễm đời, dơ uế một phần và lớn lên bụi trần che lấp
dơ thêm một phần nữa. Và đến lớn dơ thêm nhiều hơn, rồi cũng nhờ biết tu mà tẩy
trược lưu thanh, rồi thân cũng thuần dương“
“Phật là sự sáng, nên dù ở
cõi Hư không xuống, nhưng vẫn là Phật, không nhiễm vô minh của sanh chúng. Cái
biết của chúng sanh là : Biết xuyên qua những sự vô minh che lấp, chớ không phải
biết bằng TRÍ HUỆ, cho nên chúng sanh mãi khổ vì cái biết. Thì Ta TRI NGUYÊN
cái biết vô tận vô biên kia để GIẢI ĐỘC của cái biết đó”
“Chớ không có vị nào độ vị nào. Ta đây cũng
thế, đến đây không độ cho các ngươi, mà TÌM GIẢI PHÁP nào cho đúng với cái Đại
lợi mà ta nói ra, để tùy căn cơ mà GIẢI ĐỘC cho các ngươi”.
“Chớ họ không chịu TRI NGUYÊN cái khổ, là bằng
cách ở tại nhà, mà tìm ra nguyên lý cái khổ để tự giải. Phải hiểu rằng cái khổ là tại cái nghiệp lực vì tham vọng mà sinh ra”. “Thì màn hạ ngươn đã sắp đến, con người cũng bắt đầu tự tu, tự giải thoát lấy nghiệp lực của mình”
“Tuần tự hành các pháp, đừng bồn
chồn, vì sự bồn chồn đó không lợi ích cho sự thành mà còn có hại nữa là khác”
“ Cơ thể con người sẽ giữ mãi mãi, nếu biết được xuyên qua các Pháp mà
ta đã trình bày thì sự giữ xác cũng không phải là khó”
“Không phải màn của các vị xuất gia nữa. Bần đạo muốn
nói đời Thánh Đức là đời của cư sĩ đứng ra lập Thánh
Đức Kim Thân… Nếu không giao cảm được thì chẳng bao giờ thành công được sự cứu
thế. Chính bởi cái giai cấp giữa người
tu và các hàng sanh chúng mà sự tu không rờ mó được. Cho nên giai đoạn này tu
sĩ đứng ra lãnh lấy trách nhiệm lập đời, để hòa với muôn loài vạn vật, không
còn là cái Bí pháp chơn truyền nữa, mới mong giải thoát được ”
“Cho nên bần đạo nói với các hàng tu chơn chánh để lo quét dọn cái tâm, mà còn lo gieo giống lành cho Thế giới, để Thế giới tỉnh lại mà lo tu hành, hầu cái quả nghiệp của họ bớt đi, để họ giữ lấy cái xác mà lập đời Thánh Đức cho Quốc gia của họ”
“Trước
kia ngươi chấp Ta là cư sĩ ngươi không nghe Ta để hành đúng cái lý nhiệm màu.
Nhưng đến nay ngươi tỉnh ngộ chịu nghe pháp Ta thì cũng chưa phải là muộn”
“Sứ mệnh của PHẬT DI LẠC là sẽ hoàng hóa toàn thế giới
một nhịp một nhàng không còn nhiều mối đạo như ngày hôm nay nữa”
1.
Phật nhìn vào
bên trong để khai mở cơ thể
“Xuyên qua những thời pháp để KHAI MỞ CƠ THỂ,
thì có lẽ quý vị đạo tâm đã nhận thức được đâu là lý siêu thoát. Nói đến Đạo,
thì không hành không bao giờ tới”
“Các rễ nhỏ nhứt của
Thần kinh hệ, nhờ dịp Khai mở Nê Hườn
Cung (Hà Đào Thành), mà nó thu hút điển quang bên ngoài vô trong để làm một CÁI
MÁY LỌC tốt vô cùng. Là pháp môn Đốn giáo, tu tắt để khai mở rất lẹ làng, cho đời
Thánh đức sắp đến”.
“Khi
Nê Hườn Cung đủ thu hút điển tiên thiên, thì nó bắt đầu vận chuyển ra trước
trán để mở luôn cái khiếu Lậu tận minh là Huyền quang khiếu. Khi nó mở được cái
khiếu này, thì ngay trước trán hào quang
chiếu ra như mặt trời, đủ ngũ sắc. Và mắt cũng có Bạch quang., mũi có Thanh
quang, miệng có Hồng quang. Đó là HỒNG TUYẾN TỬ”
“HỒNG TUYẾN TỬ, chính là Tinh Khí Thần
đó. Đến khi con người biết được nó là thấy tam sắc Trắng, xanh và đỏ, là nó lại
dồn ngay trước trán. Và tỏa chung ra thành ngũ sắc, chính là việc Thiên cơ đã
rõ rệt, không còn Bất khả lậu nữa. Và cũng lúc này con người tu chơn không còn
màng đến việc thế gian nữa, và trang lặng như một tờ giấy vậy.
TRUNG TÂM THẦN KINH HỆ trong giai đoạn này tiếp những luồng sóng điện khắp
vũ trụ. Và những cái thấy mà các chuyên viên kỹ thuật không thấy được”
“Từ mỗi NGÓN TAY NGÓN CHÂN đều là bộ máy của Trung tâm Thần
kinh. Do đó khi con người tu CHƠN CHÁNH rồi dùng tay rờ mó vào chỗ nào
đau của bệnh nhân thì rờ đâu hết đau đó. Bởi TRUNG TÂM THẦN KINH HỆ ĐÃ THANH TỊNH không còn Tam độc
nữa, nên khi rờ vào chỗ đau thì hết…Nhưng khi nào con người tu chơn mà vọng tâm, thì trung tâm thần kinh hệ trở lại
tam độc, thì chính lúc đó chữa bịnh, bịnh lại thêm”
“Vì mải sống trong những kiếp
của các quả địa cầu, rồi đến khi gần thuần dương, con người mới học được PHẬT ĐẠO
để Thành Phật. Còn những chuỗi ngày mà con người gọi là Tu, thì chỉ học những
giáo lý của Phật để tạm bớt sự vọng tâm, là cho con người bớt dữ dằn, chém giết
nhau”
“Con người không do bên ngoài, mà BÊN TRONG
là cái không tầm thấy được mới là ĐẠO MÀU. Thì các ngươi đã thấy BÊN TRONG các
ngươi chưa?
“Nếu các ngươi muốn trở thành Như Lai các ngươi phải thấy BÊN TRONG các
ngươi, vì nhờ những cái BÊN TRONG mà mở ra BÁT ÂM”
3- PHẬT mở ra
BÁT ÂM là 8 loại âm thanh siêu việt
1. Cực hảo âm: “ Vì Đức rộng lớn, khi nói đều có người tỉnh
ngộ. Cái Đức này không phải một kiếp mà có, vì có hằng hà sa số kiếp đã tạo ra,
mà kiếp thành Như Lai mới nói cho đồ chúng nghe mà tin theo”
2. Nhu nhuyễn âm: Bởi BỒ TÁT lập công đức vô lượng vô biên, khi
thành NHƯ LAI thì cái Đức bao trùm cả chúng sanh. khiến chúng nghe mừng vui đều
xả cái tính cang cường mà tự nhiên tiến vào hành luật. Cái Đức này vô lượng kiếp cộng lại cho BỒ
TÁT, mà nhứt là kiếp chót là không có sổ sách nào ghi chép cho được.
3. Hòa thích âm: Phật thì hòa tất cả, là trung đạo, phá cái ngã của cá nhân, nên hành
cái lý Siêu nhiên.
4. Tôn Huệ âm, cái trí Huệ của Phật có
Đức Tôn cao nên ai nghe cũng tôn trọng, trí hiểu mở rộng
5. Bất nữ âm, là do cái đức ly dục sanh tiếng nói trong
trẻo, khác tất cả tiếng nói của kẻ phàm phu, mà loài người phải nể đức đó.
6. Bát ngộ âm: Khi các ngươi hành cho Hỏa hầu chạy ngược lên
tới ót, tới Nê Hườn Cung, tới trước trán, Huyền Quang Khiếu đã mở, thì chính
lúc đó điển quang các ngươi chiếu cả bầu trời này, ai ai cũng hưởng được cái đó
cả. Và soi vào căn cơ của chúng sanh không lầm, thấy được bịnh lý của chúng
sanh, thấy được tính của chúng sanh, thấy được quá khứ, hiện kiếp và tương lai.
Vị phật nào cũng có mở Huyền Quang Khiếu thấy được”
7. Thân viên ấm: Thậm thâm vi diệu pháp là bởi cái Đức của Phật
bao trùm cả vũ trụ. Cho nên một vị Phật cái hạnh rất cao, không thước để đo,
không trí để xét, không sách để chép, là do tại cái RÚN đã chứa đầy ÂM DƯƠNG,
không thể chứa được nữa, nó mới tràn ra cho chúng sanh. Là khí đủ rồi, là thành
Chánh đẳng Chánh giác vậy. Và các ngươi cũng đừng lấy làm lạ, là không ngủ,
không ăn, không uống khi các ngươi không thấy đói, không thấy khát, không thấy
buồn ngủ. Cái thấy này, là những loại ma đã hàng phục bởi các ngươi rồi”
8. Bất kiệt âm, Như Lai quả vị rất tột bực, hạnh nguyện vô biên, do trụ nơi pháp tạng vô
tận vô biên, nên âm thanh cũng thao thao tất cả cái vang chẳng hết, khiến cho
có thể tìm nơi lời nói mà đắc quả. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật được người đời tôn
là Đức Thế Tôn là nhờ bản Đức quá rộng lớn, cho nên khắp cõi Ta bà đều biết
được hiểu biết Ngài”
4- PHẬT đạt được 4 cái THÔNG:
1. Túc mạng minh: Biết được 3 đời là quá
khứ, hiện tại, và vị lai. Thì hành rốt ráo các pháp, thì TRUNG TÂM THẦN KINH HỆ
sẽ mở cái giác Giao cảm là biết được ba đời. Đó là lúc ban khai của người tu,
nếu hàng phục được Ma dương, bế được cửu khiếu, thì đến cái thông vừa nói.
2. Thiên nhãn minh: TRI NGUYÊN được cái
khổ ở trong 3 cõi. Thì hành rốt ráo các pháp, thì TRUNG TÂM THẦN KINH HỆ sẽ mở
cái thị giác để thấy cái Thiên nhãn minh, là con đường giải thoát hoàn toàn,
không còn thấy cái phàm hay thánh nữa. Thở theo lối vô vi phá cái cảnh bên
trong, đưa tư tưởng lên Nê Hườn, phá cái mê của trung tâm thần kinh hệ, là đoạt
được Thiên Nhãn Minh.
3.
Lậu tận minh: Thấy được cả hệ
thống Thái Dương, số tuổi của Trái đất, giai đoạn nào Thánh Đức, giai đoạn nào
sắp thuần dương, giai đoạn nào đã thuần dương, giai đoạn nào sẽ đến Hư không
đạo. Đến khi đạt được Thông này, là biết mình là TIỂU VŨ TRỤ, và bầu trời là
ĐẠI VŨ TRỤ. Khi xuyên qua các pháp, nếu hành sái là biết rằng mình chưa mở được
cái thông nào.
4. Nhứt thiết chủng trị: Là cái thông chót để đạt Trung lộ, đoạt được Đạo Mầu, và TRUNG TÂM THẦN
KINH HỆ đã đầy đủ HUYỀN QUANG KHIẾU khai mở, hòa quang chiếu ra như mặt trời,
và soi thấy được căn cơ của chúng sanh. không còn thấy cái ngã nữa, Vô tri, Vô
giác không phân biệt Nam Nữ, chủng tộc. Khi đó con người mới nhớ lại không sai
một vi tế nào, dù chuyện đó xảy ra cách bao nhiêu năm, và những cái gì và từ đâu
đều nhớ lại cả”
5. Phật
Thế Tôn tiếp tục học lên Phật Thiên Tôn
“Thành NHƯ LAI cũng chưa phải NHƯ LAI. Vì khi thành vẫn tiếp tục học
mãi, đến khi tột bậc của NHU LAI”. “Không phải tu để thành Phật, rồi ngồi chễm
chệ cho chúng sanh lạy đâu, mà là phải tiến hóa mãi mãi”
“Còn Phật Đạo là bước đường đưa con người đến Chánh đẳng Chánh giác, gọi
là giải thoát hoàn toàn. Nhưng cũng còn phải tu học nữa, là đến Hư Không Đạo,
là Đạo Mầu của cái TRI HUỆ thông suốt
không còn vi tế trần nào...Rồi một giai đoạn tùy theo nghiệp lực của Pháp môn,
Phật lại xa chúng sanh để tiến lên đạo quả Hư Không Đạo...
Nhưng các vị Bồ tát hãy
nghe cho rõ, cũng có hằng hà sa số Phật chưa thành Phật ở cõi Hư Không Đạo, mà
chính họ đã là Phật tại thế, là chỉ được Thế Tôn, chớ chưa được Thiên Tôn”
“TRUNG TÂM THẦN KINH HỆ, đã đầy đủ HUYỀN
QUANG KHIẾU khai mở, hào quang chiếu ra như mặt trời, và soi thấy được căn cơ
của chúng sanh.
Trên phương diện đạo, Phật là cây đèn sáng đến
cái mức này, có lẽ con người là cao cả, nhưng thực ra chưa tới đâu, vì khi đã
đoạt được các thông vừa kể thì lại càng phải học mãi mãi. Sự học này là đi
hoằng hóa pháp để độ. Và chúng sanh thì đa bệnh, Phật pháp phải đa môn. Cho nên
Phật phải học mãi mãi, và lắm khi cũng phải bí vì các chứng bịnh của sanh
chúng. Nhưng rồi nhờ được cái sự TRI NGUYÊN mà giải được cái độc của chúng
sanh. Bởi vậy ai đã biết TRI NGUYÊN, thì
đó đã là vị Phật tương lai rồi, và cũng có thể là vị Phật hiện tại nữa”
“Cái lý nhiệm màu của Hư Không Đạo là phải thành Chánh đẳng Chánh giác, rồi
mới học cái pháp mầu Hư Không. Nếu các ngươi là Bồ Tát mà chưa chịu TRI NGUYÊN
những cái khổ thì không thành Phật được, cũng chưa phải là Bồ Tát”
”Đến khi Hạ ngươn hạ màn thì có hằng
hà sa số BỒ TÁT thành Phật, và cũng có hằng hà sa số đạo tràng mở ra để đón tiếp
BỒ TÁT. Khi con người đã tỉnh, thì mọi việc dễ dàng. Trái lại nếu con người
chưa tỉnh thì dù có hào quang chiếu trước mặt họ cũng không tỉnh”.
“TRUNG TÂM THẦN KINH HỆ, đã đầy đủ HUYỀN
QUANG KHIẾU khai mở, hào quang chiếu ra như mặt trời, và soi thấy được căn cơ
của chúng sanh.
Trên phương diện đạo, Phật là cây đèn sáng đến
cái mức này, có lẽ con người là cao cả, nhưng thực ra chưa tới đâu, vì khi đã
đoạt được các thông vừa kể thì lại càng phải học mãi mãi. Sự học này là đi
hoằng hóa pháp để độ. Và chúng sanh thì đa bệnh, Phật pháp phải đa môn. Cho nên
Phật phải học mãi mãi, và lắm khi cũng phải bí vì các chứng bịnh của sanh
chúng. Nhưng rồi nhờ được cái sự TRI NGUYÊN mà giải được cái độc của chúng
sanh. Bởi vậy ai đã biết TRI NGUYÊN, thì
đó đã là vị Phật tương lai rồi, và cũng có thể là vị Phật hiện tại nữa”
”Đến khi Hạ ngươn hạ màn thì có hằng hà sa số
BỒ TÁT thành Phật, và cũng có hằng hà sa số đạo tràng mở ra để đón tiếp BỒ TÁT.
Khi con người đã tỉnh, thì mọi việc dễ dàng. Trái lại nếu con người chưa tỉnh
thì dù có hào quang chiếu trước mặt họ cũng không tỉnh”.
Thiền sư Nhất Hạnh nhận định:
“Nhân loại đang tiến tới nền văn hóa tổng hợp. Công cuộc tổng hợp vĩ đại này
phải do một con người đầy đủ kiến thức về con người, đầy đủ nhận định về xã hội
con người, đầy đủ trí năng và tâm thức để có thể hướng dẫn loài người, đứng ra
lãnh đạo. Một nhà văn hóa có đầy đủ chánh biến tri, có đủ đại hùng, đại bi, đại
lực, đại nguyện như thế, ta phải gọi đó là một Đức Phật. Đó là Đức Phật Di Lặc,
Con Người cấp thiết của thế kỷ chúng ta. Khi Phật pháp đã tới thời cùng mạt, nói một cách khác hơn, khi nhân loại đã
đi đến giai đoạn cùng cực nhất vì loạn lạc, vì phân tán, vì khổ đau, thì đó
chính là lúc Đức Phật Di Lặc phải xuất hiện để mở một con đường mới cho xã hội loài người”
ĐOÀN THANH HƯƠNG