Càng ngày càng
rõ rệt sự tồn tại một thế giới vô hình bên cạnh chúng ta, là hiện thực khách
quan không phủ nhận được.
Thế giới vật chất (hữu hình) là toàn bộ vật
chất trong vũ trụ. Người Duy vật được
giáo dục nhãn quan về thế giới duy vật, phủ
nhận những cái gì khác thường ngoài thế giới vật chất của họ. Máy móc là tối cao nhất, để đánh giá mọi sự việc
trong đời. Vật chất là mục đích sống, là đối tượng của nhiều người muốn
có. Khiến con người có tính tranh dành, ngày càng tàn bạo và sai lầm. Tinh thần
bị căng thẳng, rất sợ hãi khi bị mất vật
chất. Khi sức khỏe bị bế tắc trước bệnh
nan y, thì kiến thức duy vật không giúp họ tìm ra lối thoát. Họ
không muốn con đường khác, lâm cảnh vô
phương cứu chữa.
Sự thật
kiến thức duy vật có hạn, máy móc chỉ biết được 4% hoạt động vật chất
trong vũ trụ. Còn lại 96% trong khoảng tối không biết, khoa học gọi là
vật chất tối và năng lượng tối (Dag Enecgy).
Thế giới tâm
linh là thế giới tinh thần phi vật chất (vô hình). Coi trọng Tinh thần là cái có
trước. Tinh thần quyết định sự phát triển của thế giới vật chất. Gồm những người
người Duy tâm. Họ được giáo dục một đời
sống tinh thần lớn lao, tôn kính Cội nguồn Tạo Hóa, Thượng Đế, Phật, Chúa,
Thánh nhân. Họ sống Hạnh phúc trong thế giới tinh thần, coi trọng tình yêu thương hơn ham muốn vật
chất. Không sợ hãi khi rời bỏ vật chất.
Có nhiều người sinh sống giữa thế giới vật chất, và thế giới tâm linh. Là những người lực lượng thứ ba, họ trưởng thành trong sự giáo dục đời sống duy vật, nhưng vẫn tôn trọng đời sống tinh thần, và không hẳn ở trong tôn giáo. Họ tự học hỏi theo cách riêng để nhận biết thế giới Tâm linh. Họ có đời sống tinh thần tự do, biết tôn trọng Cội nguồn, và giữ gìn truyền thống Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ, dòng họ, Trời Phật. Danh từ “tâm linh” được gắn liền với Thần thánh, Phật, Chúa, cõi âm, đền thờ, chùa chiền, quỷ thần, vong ma, tà thuật… dễ dàng đi tới một trạng thái hỗn độn nhận thức. Thấy nói tâm linh là nghe liền, hoặc nói đến tâm linh là khiếp sợ. Đều không đúng.
Phải tu luyện bộ óc trong sạch, mới có thể biết được sự thật của thế giới vô hình và hữu hình. Tâm linh phát triển mới hiểu Sự phức tạp của thế giới hữu hình và vô hình, có cái tốt và cái xấu, cái thiện và bất thiện. Biết phân biệt đúng sai để mà tránh sai lầm, tổn thất, và biết sửa chữa sai lầm. Đó là người bắt đầu phát triển tâm linh.
Các nhà hiền triết đều trải qua những bước tu luyện thiền nhiều kiếp mới khai sáng được bộ óc hiểu được sự thật thế giới hữu hình và vô hình. Các vị đó không còn nhiễm mắc ô trược, không còn Nhân Quả. Có đủ sức mạnh năng lượng yêu thương tất cả mọi người tốt xấu, để giúp con người phân biệt hành động đúng sai, đưa ra lời khuyên xoay chuyển các sai lầm ấu trĩ của người dời. Nhưng lại có những sự cấy ghép tam sao thất bản, khiến cho việc học hỏi tâm linh cũng bị loạn xạ.
Vì vậy học hỏi Tâm linh phải luôn gắn liền với Minh triết cùng hỗ trợ lẫn nhau, để hiểu sự thật. Minh triết là Trí phán xét hiểu tận gốc mỗi sự việc, mới đặt lòng tin vào Chân lý, chứ không phải nghe giáo điều thày bảo gì nghe ngay, vẫn hư hỏng cuộc đời.
Người mê tín dị đoan không có minh triết, không có kinh nghiệm Tâm linh. Họ bị choáng ngợp bởi các thày có thần quyền, thần thông, chỉ một chút xíu cũng đủ trói họ vào lời hứa hẹn ban phát độ trì, không thể nào dứt ra được. Hiện tượng này không phải là tâm linh, mà là bị chiếm đoạt linh hồn.
Mê tín dị đoan có khác
tâm linh không ? Hoàn toàn khác, giống như sự đối lập của Phải và Trái,
Phật và Ma, Chính và Tà…. Người mê tín thích dùng bùa ngải, hoặc kêu xin các
thày giúp cho thu được nhiều lợi lộc của
bá tánh. Họ không có tâm linh chân chính.
Tạo hóa bảo vệ con người, chống mê tín dị đoan, đã thiết lập rào cản “Âm dương cách
biệt” không cho phép vong âm xâm nhập cơ thể con người. Nếu cơ thể bị
khiếm khuyết hệ thống bảo vệ này, thì tạp âm của thế giới vô hình làm nhiễu loạn
đầu óc, hành động không tự chủ, bệnh tật
nan y không chữa khỏi. Vì vậy luật trời không cho phép âm dương lẫn lộn. Việc
chiếm đoạt linh hồn người khác là trái
luật trời, đều đến lúc bị trừng trị.
Chỉ các
bậc Thánh nhân, các nhà ngoại cảm tài giỏi được phép nối liền âm dương, để làm
những việc khẩn cấp cứu người. Họ có Thiên mệnh có tài năng suất sắc, và được
bảo vệ đặc biệt, hoàn toàn khác người mê tín.
Thái độ của các nhà Tâm linh về mê tín dị đoan. Một bậc thầy tâm linh nổi tiếng thế kỷ XX là
Kritsnamurti tuyên ngôn: “Ai muốn bước đi trên đường Đạo phải tập tự mình tư
tưởng, vì dị đoan là một trong những tai hại lớn nhất thế gian, một trong những
xiềng xích tự con người phải hoàn toàn xa lánh nó” (Dưới chân Thầy).
“Họ đâu biết rằng
trong cõi âm có rất nhiều vong linh bất hảo hay tìm cách hướng dẫn sai lạc
những người non nớt vừa bắt đầu khai mở quyền năng. Dĩ nhiên, với trí tuệ nông
cạn, họ không biết tiêu chuẩn để xét đoán những hiện tượng có hợp chân lý hay
không? Bởi thế họ dễ bị lung lạc để trở nên một tay sai đắc lực của các vong
linh ma quỷ, các sinh vật vô hình. Một con người còn nhiều tham vọng, thiếu
công phu trì giới, trong họ còn đầy đủ khí cụ tham, sân, si, ích kỷ, mê muội
thì quá dễ dàng để các vong linh lợi dụng. Người tu mà thiếu từ bi, trí tuệ rất
dễ bị sa ngã vào ma đạo lúc nào không hay” (Hành trình về Phương Đông)
Nhà ngoại cảm
Nguyễn Ngọc Hoài lo lắng: “Gần mười năm áp vong tôi đã thấm thía đủ những góc
khuất phức tạp và nguy hiểm trong công tác này. Áp vong càng trở nên phổ biến,
các khía cạnh nguy hiểm của nó càng bộc lộ rõ”. “Tôi thấy khi đến với chuyện
Tâm linh, thường người ta chợt rũ bỏ hết đầu óc phản biện vốn dĩ rất cần trong
mọi việc ở đời. Người ta trở nên ngây thơ, dễ tin đến lạ lùng. Họ có tâm lý tôn
sùng, bảo sao cũng nghe. Họ cả tin trước mọi lời người âm. Mà quên mất rằng,
người âm cũng từng là người trần vậy… Vậy mới thấy với vấn đề tâm linh, nếu
không thực sự hiểu thì có lẽ ta nên đứng từ xa mà học hỏi, chiêm nghiệm,
chớ nên liều lĩnh vội bước vào mà vô tình gây họa cho bản thân cùng gia đình”
.(Một thế giới khác).
Đức Phật Di Lạc cảnh báo: “Buổi Hạ ngươn lắm chông gai, và hầm hố, nếu các
người không biết thấy bằng mắt Trí huệ, là sẽ bị đến chỗ không tròng, nghĩa là
mắt mù vậy. Vô phương cứu chữa những bịnh không phải bịnh, những thuốc không có
thuốc, vì con người đâu có con mắt nữa, đã là xác không hồn rồi làm gì còn trí
huệ để xét được cái của mình hay cái của người ta. Bần đạo muốn nói rõ, là bị
mượn xác hẳn, không còn ông nầy hay ông nọ, bà kia, hay bà nọ nữa. Vì xác đã bị
họ chiếm rồi. Ôi thôi! Tu như vậy, thì tu làm chi… Không khí hiện tại nghẹt bởi
những vong hồn, đang chờ đợi để mượn xác thân. Nếu ai không biết sống, chính họ
mượn ngay cấp kỳ”.
Nhà sư Thích Trí Siêu: “Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan
đến việc tỉnh thức tâm linh”.
Chúng ta thấy Tâm linh và Dị đoan là 2 lĩnh
vực hoàn toàn đối lập nhau, giữa chính và tà.
Vậy phân biệt nó như thể nào?
Ranh giới giữa tâm linh và dị đoan. Trước hết có sự khác nhau giữa chính và tà
- Tính chất của tà thuật: cao ngạo, tham lam, dối trá thủ đoạn, thù ghét, chiếm
đoạt tự do. Là 5 tính chất đặc trưng của ma đạo. Họ nói năng lươn lẹo không
nhất quán, nói ngọt ngào hứa hẹn bừa bãi vô trách nhiệm để chiêu dụ lòng tham hưởng
lợi. Người có tính tham lam, thủ đoạn, thiếu khiêm tốn, thích quyền năng, sẽ tà
thuật quyến rũ làm tay sai cho các tổ chức lừa đảo tinh vi, kinh doanh đa cấp, các
tệ nạn xã hội. Rồi chính họ trở thành nạn nhân, kéo theo bạn bè họ hàng bị liên
lụy. Vì vậy cần tránh xa những nơi nào có 5 đặc điểm của ma đạo.
- Phẩm chất của
Tâm linh: yêu thương, khiêm
tốn, sáng suốt, trung thực, không tham lam, là 5 phẩm chất của người tâm linh
chân chính. Không xâm hại tiền bạc, và tự do của người khác.
Trên thực tế
rất khó phân biệt giữa Tâm linh và tà đạo. Vì tà đạo luôn biến tướng, dùng
các từ hấp dẫn: Từ thiện, Minh triết, Thần thông, Phật, Thánh, Thượng đế… để
lôi cuốn mọi người. Nghĩa là tất cả các ngả đường tâm linh đều có thể bị tà thuật
thao túng. Vì vậy ranh giới này rất mong manh, bí hiểm, người bình thường khó
phát hiện thật giả. Người thiếu kinh nghiệm tâm linh
thường bị choáng ngợp bởi quyền năng và những lời ngon ngọt thánh thiện. Ngôn ngữ đẹp còn là công cụ của ma đạo. Việc làm từ thiện còn dùng để
che đậy việc khác
Nhu cầu chữa
bệnh là sân chơi lớn nhất của tà đạo , dễ dàng lôi cuốn mọi người vào tổ chức
của họ
Nhiều người rất
cảnh giác nói rằng: “Mắt thấy tai nghe mới tin”. Nhưng logic này không đúng với thế giới vô hình. Chúng có thể điều khiển hệ thần kinh, tạo ra chút ít quyền năng, để mê hoặc lôi cuốn đám đông cuồng tín. Sự lừa
đảo của vô hình, còn mạnh hơn xã hội đen.
Nhưng chúng ta cũng không hoang mang,
bởi “tu nhân tích đức thì mặc sức mà ăn”, nghĩa là sống có đạo đức thì có hồng phúc Ông bà tổ
tiên Trời Phật che chở, giúp chúng ta có
trực giác để được sống bình yên. Và sự tu luyện bộ óc trong sạch, xé bỏ màn vô minh tăm tối, thì hoàn toàn tránh
được dị đoan. Quay vào bên trong nội tâm của mình, không bị phụ thuộc người khác, là con đường an toàn để có tâm linh chân
chính.