CẤP BỐN
KHAI THÔNG KINH MẠCH
Hệ thống kinh mạch huyệt đạo hấp thụ năng lượng vũ trụ nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể. Nếu ách tắc năng lượng thì đau nhức, sinh bệnh. Đông y chữa bệnh bằng cách làm
lưu thông kinh mạch: “Thông thì không đau. Đau thì không thông”. Hệ kinh
mạch rất bí ẩn trải rộng
khắp cơ thể, nên khó sử dụng.
Phương pháp Vô thức sử dụng hệ kinh mạch, bằng phương pháp dễ thao tác. Một người bình thường không biết châm cứu, day bấm huyệt,
vẫn khai thông được kinh mạch, tự chữa lành bệnh.
Dựa trên cơ sở khoa học Đông y đúc kết hàng ngàn năm. Mỗi ngón chân tay có từ
1-2 đường kinh mạch chính. Hai bên dưới
móng tay có đầu kinh mạch chính chạy dọc
ngón tay chân. Trong đó có 6 kinh âm và
6 kinh dương để điều hòa khí âm dương.
Khi có bệnh là có bế tắc kinh mạch. Dấu hiệu sớm trước khi phát bệnh: Có chai da ở dưới gốc ngón tay chân, hoặc đau kinh mạch dọc theo ngón tay
chân. Nếu chai da ở vị trí gốc ngón tay áp út, và chai da ở điểm
Trường
sinh, báo hiệu tuyến Yên suy thoái nặng. Cần phân biệt
chai da do lao động. Luyện tập tinh tấn
thì bàn tay mềm lại, hồng hào căng đầy năng lượng, hết chai da.
1. Khai thông kinh mạch bằng tác động năng lượng của ngón tay chân. Gồm có Thiền nắn bóp và Thiền giải trược các
ngón tay chân.
* Khai thông
kinh mạch bàn tay:
1-
Thiền nắn bóp bàn tay như
sau: Mỗi ngón tay nắn bóp các vị trí: đỉnh ngón, 2 bên dưới móng tay có đầu kinh
mạch, các khớp ngón. Sau đó thiền 2 phút.
- Nắn
bóp đỉnh ngón 18 lần (như hướng dẫn ở bài 2)
- Nắn bóp
đầu kinh mạch : Dùng 3 ngón tay, có 2 ngón chạm vào đầu kinh mạch ở hai bên dưới gốc móng tay. Nắn bóp
liên tục 18 lần.
- Nắn bóp
khớp ngón: Dùng 3 ngón tay, đặt vòng quanh khớp, nắn bóp liên tục 18 lần.
Nắn bóp xong ngón tay cái, rồi
thiền cho ô trược thoát hết qua Hà Đào Thành, khoảng 3 phút. Thiền nắn bóp các ngón tay tiếp theo, khoảng 2 phút. Làm hết một bàn tay 15 phút.
2- Thiền giải trược bàn tay:
Đặt 2 ngón tay vào 2 bên đầu kinh
mạch dưới gốc ngón tay, rồi thiền 1-2 phút cho ô trược thoát hết .
Thiền giải trược ngón tiếp theo, cho đến hết
bàn tay, là 15 phút.
Tổng cộng khai thông kinh
mạch 1 bàn tay 30 phút
* Khai thông
kinh mạch bàn chân: Làm tương
tự bàn tay, hết 30 phút. Ngón chân cái cần nắn bóp thêm 1 điểm Trường sinh: Dùng ngón tay cái nhấn vào điểm
Trường sinh 18 lần, các ngón khác đỡ phía sau.
Sau vài
ngày khai thông kinh mạch, ô trược thoát ra mạnh mẽ, có hiện tượng xổ trược khó
chịu, cần luyện tập
tích cực để ô trược thoát ra ngoài.
Mỗi khi khai thông kinh mạch
xong, phải tập Thể dục để ép khí trược
thoát hết ra ngoài. Không được tập riêng khai thông kinh mạch. Nếu ít thời gian
luyện tập thì chỉ được tập thể dục, thiền Hà Đào Thành.
2. Giải trược 12 huyệt đạo chính:
Buổi sáng sớm luyện hít thở 20
phút thì đồng thời đặt tay vào các huyệt
đạo dọc theo mạch Đốc và mạch Nhâm, tại dọc cột sống nối với đường chính giữa
cơ thể. Là các huyệt: Thần khuyết, Đản trung, Thiên đột, Sơn căn ( lá mía), Ấn đường,
Thần đình, Ngọc chẩm, Đại Chùy, Linh đài, Mệnh môn, Trường cường, Trung
cực (quan nguyên). Mỗi huyệt 1 phút.
Vị trí các huyệt
(xem sơ đồ
vị trí các huyệt đạo):
- Thần đình: Mép chân tóc giữa trán. Giải trược
não.
-
Huyệt Ngọc chẩm: Giữa gáy, giải
trược tiểu não.
-
Huyệt Đại chùy, chữa bệnh hô hấp. Vị trí đốt xương gồ
lên dưới cổ, đầu cột sống
-
Huyệt Linh đài, chữa bệnh tim mạch Vị trí ngang nách thẳng ra cột sống.
-
Huyệt Mệnh môn, chữa bệnh tiêu hóa, gan, thận, dạ dầy,
bài tiết, tiểu đường, gút. Vị trí ở thắt lưng, thẳng rốn sang cột sống
-
Huyệt Trường cường, là Sinh lực, và khả năng sinh sản.
Vị trí lõm đốt sống cụt cuối cùng.
3. Giải trược những vị trí cần thiết
* Giải trược nách: Nách là nơi cơ thể thu gom rác huyệt Cực tuyền- đen nhất). Giải trược nách giúp cơ thể nhẹ nhõm, và ngừa
ung thư vú, phổi. Miết tay, chọc ấn vùng nách, ngực, vú, phát hiện chỗ cộm dày lên, hoặc hơi đau, phải đặt đá hoặc đặt tay vào đó giải trược ngay. Chỗ cộm sẽ tiêu đi, ngăn
chặn ung thư vú.
*Gỉải trược Khuỷu tay: Khuỷu tay và cổ tay có 6 kinh mạch chính đi qua. Giải trược khuỷu tay sẽ
giảm đau sưng nửa người phía đó, giải nghẽn thở, chữa nhiều bệnh. Bằng cách nắm nhẹ khuỷu tay. Các ngón tay chạm lần lượt vào cục xương cùi
trỏ và đường chỉ khuỷu tay tại điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối. Đặt tay lâu ở
huyệt Xích Trạch, ở đầu đường chỉ phía ngoài. Kết hợp hít thở.
Giải trược cùi trỏ: Gập cánh tay, ôm nhẹ xương cùi trỏ, và chỗ lõm, thiền cho đến khi ô
trược thoát hết.
* Giải trược cổ tay : Nắm nhẹ cổ tay, chạm vào chỗ Đông
y bắt mạch, phía dưới ngón tay cái giáp
đường chỉ cổ tay. Thiền cho ô trược thoát hết. Đặt ngón tay cái vào điểm
giữa, điểm cuối đường chỉ cổ tay. Kết hợp hít thở.
* Chạm tay số
0 : Ngón tay cái chạm vào đỉnh ngón tay khác tạo số 0. Tác dụng xả trược bất kỳ lúc nào mệt mỏi.
THỰC HÀNH BÀI CẤP 4
- Sáng 4h: Hít thở và
đặt tay 12 huyệt đạo 20 phút. Thể dục 40 phút.
Thiền Tuyến Yên tuyến Tùng 30 phút.
- Tối 8h: Thiền Hà Đào Thành 20 phút. Khai thông kinh mạch 60 phút. Thể
dục 40 phút.
Tập luân phiên mỗi ngày khai thông kinh mạch 1-2 bàn tay hoặc chân, ngày
mai tập bàn tay chân tiếp theo. Sau khi khai thông kinh mạch phải thể dục để ép
hết ô trược ra ngoài. Nếu hôm nào bận rộn chỉ thể dục
- Đi ngủ : Đặt đá chữa bệnh, giải trược não. Giấc ngủ ngon 4-5h là đủ.
Người bệnh nan y tập thêm buổi
chiều để chữa bệnh.
Tập 6 tháng chuyển bài cấp 5 .

Ảnh: Giải trược khuỷu tay
VỊ TRÍ 24 HUYỆT ĐẠO.
1. Thần khuyết
(Rốn): thuộc tuyến Tụy. Sinh lực.
2. Trung cực
(nam) hoặc Quan nguyên, (nữ):
Thuộc
tuyến nội tiết Sinh dục. Sinh lực.
3. Trường cường: Mỏm đốt sống cụt. Sinh dục. Sinh lực.
4. Mệnh môn: Đốt sống
13, thắt lưng. Tiêu hóa, bài tiết,
gan, thận, mật, dạ dày... sinh lực. Chuyển khí xuống
chân.
5. Dương
cương: Đốt sống ngang đỉnh thận. Thận.
6. Linh đài: Đốt sống ngang tim. Tim mạch.
7. Đại chuỳ: Dưới đốt
sống cổ. Tuyến hô hấp, phổi, da.
8. Ngọc chẩm: Vùng gáy. Tuyến nội tiết tiểu não, tuỷ.
9. Bách hội: Đỉnh đầu. Thần kinh. Sinh lực dương.
10. Thái
dương: Hõm thái dương. Vận động.
11. Thần đình: Trán, chân tóc. Tuyến nội tiết: Dưới đồi.
12. Ấn đường:
Giữa hai lông mày. Thuộc tuyến Yên.
13. Sơn căn: Sống mũi giữa hai mắt. Sinh lực dương.
14. Nhân
trung: Hõm dưới mũi. Sinh lực.
15. Thuỷ đột:
Dưới yết hầu. Tuyến giáp và cận giáp.
16. Thiên đột: Giữa hõm ức. Tuyến giáp và cận giáp.
17. Đản
trung: Hõm giữa hai
đầu vú. Tuyến ức.
18. Trung quản: Giữa ức và rốn. Tuyến tuỵ.
19. Độc tỵ: Hõm dưới
ngoài xương bánh chè. Sinh lực.
20. Uỷ trung:
Hõm giữa khoeo chân. Sinh lực.
21. Túc tam lý: Hõm dưới xương bánh chè phía ngoài 2 thốn. Tổng
huyệt vùng
trung tiêu. Chuyển khí xuống chân.
22. Dũng tuyền: Hõm 1/3 gan bàn chân. Thận. Sinh lực.
23. Tam âm giao: Trên mắt cá trong 3 thốn. Tổng huyệt vùng hạ
tiêu. Chuyển
khí xuống chân.
24. Lao cung:
Hõm giữa lòng bàn tay. Sinh lực dương.


Vị trí khởi đầu 6 kinh mạch dưới móng chân
1. Kinh Tỳ: Chủ về chuyển hóa thức ăn, tạo khí huyết. Các bệnh về tụy, dạ dày, đường ruột. Liên hệ Kinh Vị, Tâm.
2. Kinh Can: Chủ về tiêu hóa, bài tiết độc tố, cung cấp máu huyết, thúc đẩy hoạt động khí. Bệnh về gan, máu huyết, mật, sinh dục, ung thư, viêm sưng, táo bón, da, mắt. Thông Kinh Đởm, Vị.
3. Kinh Vị: Chủ về tiêu hóa. Bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Thông với kinh Tiểu trường, Đại trường, Tỳ.
4. Kinh Đởm: Tạo tinh chất mật, dũng khí, bản lĩnh con người. Bệnh về mật, tiêu hóa. Nối thông kinh Can.
5. Kinh Thận: Chủ về bài tiết, sinh dục, cốt tủy, sinh tạo tủy não, xương, trí thông minh. Bệnh ở Thận, sinh dục, huyết áp cao, mắt, não, tủy, xương khớp, răng lợi. Nối Kinh Phế, Can, Bàng quang, Tâm.
6. Kinh Bàng quang: Chủ về bài tiết nước tiểu. Bệnh ở bàng quang, u tuyến tiền liệt, tiểu tiện. Nối thông thận, não.
Vị trí khởi đầu 6 kinh mạch dưới móng tay
1. Kinh Phế: Chủ hô hấp và khí, da. Bệnh ở phổi, ngực, họng, khí quản, thanh quản, da. Thông Đại trường, Vị, Can.
2. Kinh Đại trường: Chủ về bài tiết cặn bã, hấp thụ dinh dưỡng. Bệnh ở ruột già, trĩ, táo bón, bài tiết. Nối kinh Phế.
3. Kinh Tâm bào: Bao bọc bảo vệ kinh Tâm. Bệnh ở Tim ngực, thần kinh thực vật, dạ dày. Bệnh âm. Nối Kinh Tam tiêu.
4. Kinh Tam tiêu: Phủ bảo vệ phía ngoài các tạng phủ. Gồm các vùng Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu. Bệnh ở tim, ngực, bụng, tai. Nối thông Tâm bào.
5. Kinh Tâm: Đứng đầu các tạng phủ, chủ về tinh thần, chủ huyết mạch. Bệnh ở Tim, ngực, thần kinh, huyết áp. Nối thông Tiểu trường.
6. Kinh Tiểu trường: Chủ về tiêu hóa, hấp thụ tinh chất thức ăn. Bệnh ở ruột non, tiêu hóa. Nối thông Kinh Tâm.
ĐOÀN THANH HƯƠNG