BẮT MẠCH BỆNH
Hoạt động kinh mạch huyệt đạo phản ánh tình trạng sức khỏe.
Nghẽn tắc kinh mạch sẽ tạo mầm bệnh, đau
nhức. Có bệnh lâu năm, bệnh nan y, tức là sự nghẽn tắc sâu đậm, rất kiên trì mới
khai thông được. Cách bắt mạch bệnh: Bao giờ cơ thể cũng báo mầm bệnh trước nhiều năm tháng.
Ung thư báo trước 5-6 năm (nhiều nốt chai da ở gốc ngón tay). Vô thức báo
bệnh rất sớm và chính xác, kể cả bệnh cũ nếu chưa khỏi. Tự bắt mạch là dựa vào dấu hiệu báo đau, rung nháy, tê... thấy rõ chính xác hơn người bên ngoài bắt mạch không rõ chỗ đau bằng chính bản thân cảm nhận. Vô thức báo mầm bệnh sớm hơn xét nghiệm máu, máy móc. Điều chỉnh sớm thì không phát bệnh. Bắt mạch phải
xác định 2 việc : Tìm kinh mạch bệnh,
và tìm điểm đau, huyệt
bệnh, u cục, hạch. - Tại vùng đang đau, cần
ấn chọc ngón tay vào dò tìm ra điểm đau nhất, để tập trung giải trược đúng
điểm đau mới khỏi. - Khi nắn bóp giải
trược thấy có khớp ngón hơi đau, hoặc rung nháy trong người, là kinh mạch bệnh.
- Ngón tay cái ấn
sâu vào đầu kinh mạch. Nếu hơi đau, là kinh bệnh. Miết ngón tay cái dọc xương bàn tay chân, thấy
đau dọc đường kinh là có kinh bệnh. Khớp ngón có đường chỉ sẫm màu là kinh bệnh. - Thăm khám y tế, xét
nghiệm, chiếu chụp, có bệnh gì thì tự xác định bệnh thuộc kinh mạch nào - Đá hút mạnh ở đâu, chỗ đó nhiều ô trược. - Xem xét một số khu vực ở bàn chân, bàn tay. có chai da, sần cứng,
thâm tái, cộm cứng là nơi ô trược - Chọc tay, ấn nắn cổ, bẹn, nách, ngực, bụng... phát hiện hạch, điểm đau. Phụ nữ có mảng cộm dầy sườn nách, phải đặt đá, đặt tay sẽ tan đi, tránh ung thư vú.
Khi luyện tập nắn bóp ngón tay chân thấy kinh mạch nào hơi
đau, hoặc có chai da, là có bệnh ở kinh
đó. Nắn bóp kinh Can, Tỳ, Vị thấy hơi
đau, do vấn đề ăn uống không tiêu hóa hết hoặc có độc không phù hợp phải điều chỉnh
ăn uống. Nắn bóp thấy đau ở điểm Trường sinh, hoặc có chai, cục cứng ở đó, là
bệnh suy tuyến Yên. Dấu hiệu nghiêm trọng nhất là chai da ở gốc ngón út, hoặc
nắn bóp kinh Tam tiêu hơi đau, là có vấn đề ô nhiễm vượt qúa mức kiểm soát của
cơ thể. Kinh Tam tiêu là kinh bảo vệ ngũ tạng. Phải rà soát các yếu tố gây nhiễm trược, và luyện
tập tích cực. Nếu không giải quyết hết sẽ dẫn tới bệnh nan y, ung thư. Chữa kinh bệnh và
huyệt bệnh thường gặp: - Bệnh
tim mạch : huyệt Linh đài. Kinh Tâm, Tâm bào. - Bệnh hô hấp : huyệt Đại chùy. Kinh Phế. Chữa
xoang, mũi, phổi, họng, các bệnh về da, thanh quản, lưỡi - Bệnh Tiêu hóa, Bài tiết : huyệt Mệnh môn. Kinh Tam tiêu. Tùy theo bệnh chữa
kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Thận, Bàng quang, Đởm - Bệnh sinh dục, sinh sản, u buồng
trứng, u tiền liệt tuyến: Huyệt Trường cường, Quan nguyên. kinh Trường sinh,
Can. - Bệnh tiểu đường: chữa kinh Tỳ, và đặt tay
vào lá lách (giữa bụng), huyệt Mệnh môn. -Bệnh
gút: Kinh Can, Thận, huyệt Mệnh môn, Dương cương, Dũng tuyền, tuyến nước bọt. - Bệnh khớp, đau răng, lợi, miệng:
Kinh Thận, huyệt Dũng tuyền,
Dương cương, Mệnh môn - Bệnh
HIV/SIDA : Kinh Phế,
Can, Trường sinh. Xông hơi 1h-1,5h mỗi ngày. - Pakinson: Kinh Phế, Trường
sinh, cổ tay, khuỷu tay. - Bệnh mắt:
Huyệt Ấn đường. Kinh Trường sinh, Can. Chữa gò xương quanh mắt: Đặt đá, đặt tay
điểm đầu, giữa và cuối lông mày (đuôi mắt),
và xương gò má Nguyên nhân bệnh khó chữa:
Luyện tập Vô thức 3-5 năm về căn bản
đã hoàn thành suất sắc việc khai thông kinh mạch, khỏi một số bệnh nan y. Một số ca bệnh nghiệp nặng khó chữa. Thày đã tìm ra nguyên nhân bệnh khó chữa,
do lỗi hệ thống Não bộ, là bệnh căn nghiệp nặng nhất. Không có thuốc chữa hoặc
phẫu thuật cắt bỏ. Cả Đông y, Tây Y, Dưỡng sinh, đều bó tay. Phương pháp Vô thức
có cơ hội chữa được những bệnh khó chữa. Phải có bản lĩnh tập trung giải quyết 3 việc sau:
1.
Nếu
thở rít là dấu hiệu bệnh nặng chưa thuyên giảm. Cần tập trung giải nghẽn thở. Nếu
không giải được Giải nghẽn thở, không khỏi
bệnh.
2.
Khuỷu
tay, cổ tay liên hệ với thân não. Chữa khuỷu tay, cổ tay 1h trở lên sẽ cải
thiện não, điều hòa khí toàn thân. Tắc khuỷu tay thì không chữa khỏi bệnh.
3.
Điều
chỉnh kinh mạch trọng điểm.
Người bệnh nặng nguy hiểm tính mạng phải tập trung nỗ lực cao nhất, giải quyết 3 việc trên, luyện tập cả ngày, dành nhiều thời gian giải trược khuỷu tay,
thiền Trường sinh, thiền Hà Đào Thành, thiền kinh bệnh, tẩy não... Người nhận
thức đầy đủ sự hướng dẫn của Thày, mới có cơ hội vượt qua tình huống hiểm nghèo.
Nếu bệnh quá nặng mà sức yếu không giải hết ô trược thì yên tâm chấp nhận thay
đổi thân xác mới.
* Người có bệnh mỡ máu cần biết: Khi
tế bào lão hóa, tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ xuất hiện. Thành phần mỡ xấu (LDL) tăng trong máu,
tạo ra các mảng bám vào thành mạch, gọi là vữa xơ động mạch. Các mảng xơ vữa có thể hình thành từ rất sớm,
nhưng diễn biến chậm, và có thể không gây hậu quả gì nghiêm trọng, không cảm thấy
khó chịu gì trong thời gian dài 10-30 năm. Vữa xơ động mạch, huyết
khối chính là thủ phạm gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến não, gây tử vong. Người có bệnh mỡ máu cao, có xơ vữa
động mạch cần nắm vứng hai cách sử lý:
1. Cấp cứu tai biến não: Cơn đau
đầu do tai biến não có
thể xảy ra đột ngột ngày hay đêm, vì xơ vữa mạch máu từ lâu. Cần phân biệt đau đầu do tai biến não khác đau
đầu bình thường. Nếu đau đầu dữ dội kèm theo chân tay mềm nhũn, không nhấc được
chân tay, hoặc méo miệng, cứng lưỡi, là tai biến não. Để nằm yên tại chỗ, cấm cạo gió. Lập tức lấy kim, sát trùng qua bật lửa, rồi châm kim 10 đầu ngón
tay chân, mỗi chỗ nặn ra 1 giọt máu. Nếu méo mồm, nắm 2 dái tai kéo cho đỏ,
châm kim nặn 1 giọt máu. Sau đó đưa đi cấp
cứu ngay, sẽ không
có di chứng tai biến.
2. Xơ
vữa động
mạch nguy cơ nhồi máu cơ tim
Khi có các triệu chứng bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,
căng thẳng, tăng huyết áp, đau
thắt ngực cần thường xuyên theo dõi nhồi máu cơ tim
như: xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp động mạch vành.
Triệu chứng
đặc thù về tim mạch: Đau thắt ngực khi gắng sức. Cơn đau có thể lan lên cổ, ra
hai hàm răng, cánh tay trái, có thể xuống
đến hai cổ tay. Ngoài ra, cơn đau có thể xuất hiện ở những vị trí khác, gây
hiểu nhầm, như đau ngang với vị trí bao tử,
ngang các xương sườn phía trái. Ở lưng, giữa hai xương bả
vai. Có khi cảm giác như nóng bỏng trong ngực.
Đau thắt ngực nặng
hơn, xuất hiện chỉ hơi gắng sức hoặc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, trong giấc
ngủ làm bệnh nhân tỉnh giấc, mỗi cơn kéo dài 10-30 phút, rất hay xảy ra ở giai
đoạn nửa sau của đêm.
Cơn đau
tim xảy ra đột ngột, đau thắt vùng ngực, lan lên cổ, vai hướng ra
sau lưng, lan ra cánh tay trái, bàn tay tê đau mỏi, kèm theo khó thở, buồn
nôn, vã mồ hôi, mệt lả. Kèm theo cảm giác lo sợ, tưởng như sắp chết đến nơi, mồ hôi
vã ra như tắm, mặt nhợt nhạt, muốn ngất xỉu. Nhưng cũng có trường hợp người bệnh không có
triệu chứng nào. Nó có thể xảy ra khi đang nghỉ ngơi, ăn uống hoặc
đang ngủ. Hoặc hoạt động thể lực, trời lạnh. Căng thẳng tâm lý, hoặc bệnh nặng. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày, hoặc
15-60 phút.
Khoảng
25% số người bị nhồi máu cơ tim chết đột ngột tại chỗ sau vài phút khởi phát.
20% số bệnh nhân sẽ chết trước khi kịp tới bệnh viện.
Giáo sư Phạm Gia Khải - Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho
biết bệnh nhồi máu cơ tim là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nó có thể khiến người ta
chết chỉ sau 1 phút. Nhồi máu cơ tim là bệnh đột tử
không lời trăn trối bởi bệnh nhân không hề biết rằng mình sẽ rời xa cõi đời
Thế giới mỗi năm có 7,3 triệu người chết do
bệnh nhồi máu cơ tim, riêng ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim hàng năm tăng từ 15-20%. Đây
là những con số gióng lên hồi chuông báo động vì với lối sống hiện đại và dinh
dưỡng không hợp lý, dễ dẫn đến rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ
tim
Anh Trần Duy N (41 tuổi, Nam Định) tử vong vì cơn
đau tim cấp, không kịp đưa vào viện. Theo vợ anh N, ban ngày anh vẫn
đi làm bình thường về, tối tắm rửa xong cả nhà vẫn ăn cơm đều đến 12h khuya vợ
và con anh đã đi ngủ. Chị thấy chồng vẫn đang ngồi xem điện thoại nhưng
chỉ vài phút say thấy anh ngất lịm và sùi bọt mép. Vợ đưa anh đến bệnh
viện thì anh đã tắt thở do cơn đau tim cấp.
Bệnh tim mạch có thể chấp nhận những
phương pháp luyện tập thật nhẹ nhàng. Luyện tập giải ô trược độc tố và ăn bột
địa long thường xuyên, có tác dụng chống lão hóa tế bào, chữa các bệnh rối loạn
chuyển hóa, giảm xơ vữa động mạch, làm tan cục máu đông, phòng chống nguy cơ nhồi
máu cơ tim. Chế độ ăn uống, kiêng rượu bia, đồ xào, rán, dầu, mỡ. Chỉ dùng dầu
vừng, dầu ô liu, dầu cá, và thực phẩm chức năng hạ mỡ máu, tăng chức năng gan.
Không cần dùng thuốc tây.
Người bệnh lâu năm có biểu hiện đau thắt ngực trái,
phải đi kiểm tra đặt Steen để được an toàn tính mạng.
Vị trí khởi
đầu sáu kinh mạch dưới móng chân
1. Kinh Tỳ: Chủ về chuyển hóa thức ăn, tạo khí huyết. Các bệnh về tụy, dạ dày, đường
ruột. Liên hệ Kinh Vị, Tâm.
2. Kinh Can: Chủ về tiêu hóa, bài tiết độc
tố, cung cấp máu huyết, thúc đẩy hoạt động khí. Bệnh về gan, máu huyết, mật,
sinh dục, ung thư, viêm sưng, táo bón, da, mắt. Thông Kinh Đởm, Vị.
3. Kinh Vị: Chủ về tiêu hóa. Bệnh về dạ dày, tiêu
hóa. Thông với kinh Tiểu trường, Đại trường, Tỳ.
4. Kinh Đởm: Tạo tinh chất mật, dũng khí, bản lĩnh con người. Bệnh về mật, tiêu
hóa. Nối thông kinh Can.
5. Kinh Thận: Chủ về bài tiết, sinh dục, cốt
tủy, sinh tạo tủy não, xương, trí thông minh. Bệnh ở Thận, sinh dục, huyết áp cao, mắt, não, tủy, xương khớp,
răng lợi. Nối Kinh Phế, Can, Bàng
quang, Tâm
6. Kinh Bàng quang: Chủ về bài tiết nước tiểu. Bệnh ở bàng quang, u tuyến tiền liệt, tiểu tiện.
Nối thông thận, não
Vị trí khởi
đầu sáu kinh mạch dưới móng tay
1. Kinh
Phế: Chủ hô hấp và khí, da. Bệnh
ở phổi, ngực, họng, khí quản, thanh quản, da.
Thông Đại trường, Vị, Can
2. Kinh Đại trường: Chủ về bài tiết cặn bã, hấp
thụ dinh dưỡng. Bệnh ở ruột già, trĩ, táo bón, bài tiết. Nối Kinh
Phế.
3. Kinh Tâm bào: Bao bọc bảo vệ kinh Tâm. Bệnh ở Tim ngực,
thần kinh thực vật, dạ dày. Bệnh âm. Nối
Kinh Tam tiêu
4. Kinh Tam tiêu: Phủ bảo vệ phía ngoài các tạng phủ. Gồm các vùng Thượng tiêu, Trung
tiêu, Hạ tiêu. Bệnh ở tim, ngực, bụng, tai. Nối thông Tâm bào.
5. Kinh Tâm: Đứng đầu các tạng phủ, chủ về tinh thần, chủ
huyết mạch. Bệnh ở Tim, ngực, thần kinh, huyết áp. Nối thông Tiểu trường.
6. Kinh Tiểu trường: Chủ về tiêu hóa, hấp thụ tinh
chất thức ăn. Bệnh ở ruột non, tiêu hóa. Nối thông Kinh Tâm
ĐOÀN THANH HƯƠNG
|