Cấp một
BÀI THỂ DỤC VÔ THỨC
Bài thể dục chậm có tác dụng thải độc tố, tăng
năng lượng, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương. tan biến mệt mỏi sau
mỗi buổi tập. Tăng sức đề kháng tự chữa khỏi nhiều bệnh thông thường về
tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh, xương khớp, cột sống, lệch đĩa đệm... da
dẻ hồng hào tươi sáng lên. Cơ thể
săn chắc, trường thọ. Cuối đời cơ khớp vẫn dẻo dai, không còng
lưng. Tinh thần sảng khoái dễ thiền định. Còn gọi là Thể dục Vô thức,
vì các động tác đánh thức Bộ máy Vô thức hoạt động thải độc. Áp dụng tất cả
các cấp học.
Bài thể dục kết hợp tinh tế giữa Thiền động và Thiền tĩnh. Động
tác Thiền động phải giữ tốc độ thật chậm, đúng tinh thần Thiền là thư giãn thả
lỏng, không bị căng cơ bắp, tinh thần thoải mái, không căng thẳng mới có hiệu
quả Thải độc. Tốc độ chậm hơn
Thái cực quyền, luôn thả lỏng, nhẹ nhàng, ít dùng lực và hít
thở chậm theo nhịp tập chậm. Tập nhanh mạnh như khí công, yoga, võ, sẽ giảm hiệu quả thải độc… Chú ý
rèn tâm tính điềm tĩnh, không nóng nảy vội vã hấp tấp mới thể dục chậm được.
Sau tuần đầu luyện tập cơ
thể bắt đầu thải độc, có biểu hiện xổ trược. Những bệnh thông thường sẽ giảm hoặc
khỏi. Sức khỏe được cải
thiện, ăn
ngon miệng, ngủ ngon giấc, chân tay ấm áp hồng hào. Nước bọt ngọt tiết nhiều. Nếu
không xổ trược thì không hết bệnh. Bệnh nan y phải phấn đấu giải hết ô trược mới
khỏi.
Hiện tượng thải độc: Sau 1 tuần thể dục chậm
sẽ có biểu hiện thải độc, gọi là xổ trược: đổ mồ hôi rất nhiều, có mùi hôi
khẳn, miệng đắng, kinh mạch rung nháy, hoặc tay chân tê, mỏi, châm chích, có
thể đau nhức, nổi mẩn ngứa những vùng có bệnh, ho... Có thể khó chịu, váng vất
vài ngày, là dấu hiệu độc tố đang trên
đường thoát ra. Cơ thể đang khai thông ách tắc, trị liệu bệnh. Tiếp tục tập khai thông đường thoát trược thì hết khó chịu, tập
rất thuận lợi. Thời kỳ đầu khó khăn cần vượt qua hiện tượng xổ trược, mới có
tương lai sức khỏe Thân Tâm yên ổn.
Xổ trược báo bệnh rất chính xác để bắt mạch bệnh.
Chỗ nào đau nhức là vị trí có bệnh, kể cả bệnh cũ chưa hết gốc bệnh cũng xổ
trược. Mỗi người xổ trược
khác nhau. Bệnh nặng xổ trược nhiều hơn. Nổi lên chỗ đau thì dùng đá Tectits đặt vào 15-20
phút sẽ hết đau. Có nhiều bệnh thì tập lâu
dài sẽ hết đau.
Bài tập thuận lợi tập trong
nhà, ngoài sân… Không cần tập trung đông. Tập nơi nhiều cây xanh, hồ nước,
thoáng khí càng tốt. Nếu thời tiết xấu, dịch bệnh, vẫn tập đều đặn trong
nhà. Không nên tập ở đường giao thông hít hơi xăng khói bụi.
Bài thể
dục chậm nhẹ nhàng, bệnh tim mạch huyết áp cao, có thể tập. Nhưng phải theo dõi
phù hợp mức độ. Đầu tiên tập ít, chỉ tập vươn thở, rồi tăng dần dần. Nếu đau ngực
trái kéo dài là do bệnh, không phải do luyện tập. Phải siêu âm, xét nghiệm, đặt
Steen. Bệnh thần kinh, mất trí nhớ không tập được. Người bệnh quá yếu dùng thêm
bột Địa Long đủ sức khỏe tập.
Bài Thể dục có nguyên tắc chung:
- Tập chậm rãi, đều đặn, nhu nhuyễn.
Lưng cổ luôn luôn thẳng.
- Khi chuyển động tác phải thiền khoảng
30 giây- 1 phút để ô trược thoát ra hết.
Nhiều ô trược thì
tăng thiền 2-3 phút,
mới tập tiếp
- Tinh thần không căng thẳng vì bất
kỳ lý do gì, cần buông xả hết khi tập. Tâm chính niệm vào từng động tác.
Yếu lĩnh bài tập: “Chậm nhẹ, thư giãn
thả lỏng, lưng cổ luôn thẳng” để năng lượng gốc đi vào, và ô trược từ
Hỏa hầu (vị trí Trường Cường) đi thẳng cột sống thoát ra đỉnh đầu. Lưng phải thẳng,
nhưng mềm mại không căng. Đây là kỹ thuật “Nấu bầu âm dương” để mở Hà Đào Thành, rất quan trọng cho các bước phát triển tiếp theo.
1- Luyện Hít Thở.
Luyện hít thở sẽ phục hồi chức
năng cao cấp của thở là thải độc và hấp thụ năng lượng.
1. Hít thở An lạc: Thở chậm
đều dài, vừa mức không ép căng, thở ra dài hơn thở vào. Tâm theo
dõi hít thở tại mũi. Không thở bằng miệng. Không thở mạnh phì phò có tiếng gió.
Bụng nở ra xẹp xuống tự nhiên. Nếu thấy nổi lên điểm đau là có hiệu quả hít thở
sâu, tác dụng trị bệnh. Bình thường thở 10-13 nhịp/phút. Tập hít thở chậm chỉ
còn 5 - 3 nhịp/phút.
2. Thở khởi động 3 trung tâm năng lượng
1- Thở Ấn đường: ở điểm giữa hai lông mày, lên
trán 1cm, là huyệt Ấn Đường trung tâm năng lượng vùng đầu não, tuyến Yên, mắt. Đặt ngón tay cái chạm vào Ấn Đường chú ý vào đây, hít thở an lạc 3 lần. Tăng cường năng lượng vùng đầu não.
2- Thở Lá mía: Phía dưới Ấn Đường 1,5cm là đầu sống
mũi và trán, có chỗ lõm là vị trí Lá Mía, là trung tâm hô hấp năng lượng Prana.
Người bệnh kiệt sức thì Lá mía xẹp xuống, chức năng hô hấp suy giảm, thở nặng nề
có tiếng rít. Khi Lá mía đóng lại như mang cá bị xẹp, sẽ liệt cơ quan hô hấp, tắt thở. Lá mía có vai trò bí ẩn quan trọng của hô hấp.
Nhưng bị lãng quên. Bài tập Thể dục sẽ đánh thức chức năng Lá mía bằng thao tác
đơn giản:
Thở Lá mía: Đặt ngón tay cái vào Lá mía, chú ý vào đây
hít thở 3 lần (1 phút). Mới đầu sẽ thấy nặng nặng ở Lá
mía. Khi thông suốt sẽ thấy mát mẻ dễ chịu, giúp tăng cường hô hấp, giải nghẽn
thở. Tập thể dục thấy Lá mía mở ra lách tách
là dấu hiệu bắt đầu phục hồi sức khỏe.
3- Thở Thần khuyết: Vị trí tại rốn
là đại huyệt Thần khuyết. Là trung tâm năng lượng đầu tiên được hình thành
trong bào thai. Thần khuyết liên thông với Đan điền (cánh đồng màu mỡ) và Khí
hải (biển khí), Quan nguyên, Trung cực, tạo thành kho trữ năng lượng
Thở Thần khuyết: Đặt ngón tay cái chạm vào Thần khuyết hít thở 3 lần (1 phút). Các ngón tay
khác áp vào vùng bụng dưới. Khi đặt tay Thần khuyết sẽ tăng cường
hoạt động Hà Đào Thành đưa năng lượng đi vào. Nhưng không có chiều thoát
ô trược ra ngoài. Vì vậy chỉ đặt tay Thần khuyết 1 phút không đặt lâu hơn, để ưu tiên giải trược. Lớp học cao cấp nhất mới phát huy
Thần Khuyết.
Khởi động 3 vị trí trên, cùng với
Hà Đào Thành, sẽ dần dần đánh thức tiềm năng bí ẩn của cơ thể.
2- Bài Thể dục Vô thức
Khi ngồi tập có thể nhắm mắt. Bước đi thì mở
mắt. Tâm chính niệm vào động tác. Không
thể dục sau khi ăn no, cách bữa ăn 1h. Xem hướng dẫn qua ảnh,
hoặc Video ở web//sucmanhvothuc.com
1. Khởi động 3
phút:
- Xoay cổ 1 phút: Đứng thắng, hai chân bằng vai. Xoay
cổ chậm rãi theo vòng tròn 3 lần, rồi đổi chiều. Giúp lưu thông vùng gáy, phát
hiện chỗ đau là có bệnh, cần giải trược đặt đá Téc tít 15 phút vào chỗ đau, vài lần sẽ khỏi.
- Hít thở 3 trung tâm: Ấn đường, Lá mía, Thần khuyết, mỗi chỗ đặt tay 1 phút hít
thở 3 lần tại đó.
2. Vươn thở Hoa sen gồm: vươn thở một tay, hai tay. Chú ý tốc độ chậm, lưng cổ thẳng.
- Vươn thở một
tay bên phải, tay kia giữ nguyên.
Hít vào nhẹ nhàng, tay bên phải đưa về giữa bụng dưới, bước chân phải lên một
khoảng cách ngắn bằng nửa bàn chân. Tay từ từ dâng lên đi sát mạch Nhâm, qua mặt,
đỉnh đầu, bắt đầu hạ tay, thở ra. Hạ tay từ khớp vai hạ xuống,. Cánh tay mềm lỏng
hơi cong như cánh hoa sen.
Tiếp theo vươn thở bên tay trái,
bước chân trái lên nửa bàn chân, hít thở, lặp lại động tác như bên phải
- Vươn thở hai
tay: Hai chân để bằng nhau, hít vào
và thu 2 tay sát giữa bụng dưới, tay chạm nhau thì bắt đầu dâng hai tay lên cao
dọc sát mạch Nhâm, qua mặt, đỉnh đầu thì thở ra, từ từ hạ hai tay xuống như trên.
Sau đó đứng hai chân bằng vai,
thiền 1 phút.
Đứng thiền 1
phút để thoát hết ô trược.
Lặp lại vươn
thở hoa sen như trên.
Vươn thở hoa
sen có tác dụng thải độc kéo các tia năng lượng xấu như kéo tơ nhện, hấp thụ năng
lượng sạch. Thấy hơi nhói đau, rung nháy,
là đang trị liệu thông ách tắc. Tập 1h sẽ thải độc rất nhiều, tác dụng
chữa bệnh rất hiệu quả. Chỗ đau đặt đá
Tesctit sẽ khỏi. Tập nhanh không tác dụng thải độc. Vươn thở hoa sen còn thúc đẩy hoạt
động Hà Đào Thành, phải tập hằng ngày để Hà Đào Thành hoạt động tốt.
Thiền hành: Vươn
thở hoa sen đã kết hợp với Thiền hành. Nhưng nếu ai có thời gian thì
tập thêm thiền hành càng tốt: Đi bộ chậm, bước thật ngắn, cách nhau
5cm. Bước đều đặn, không nói chuyện. Lưng cổ thẳng, mắt nhìn thẳng. Hạ gót chân
xuống trước. Tâm theo dõi di chuyển
các khớp đẩy người về phía trước, từ bàn chân, khớp cổ chân, khớp gối, khớp
háng đẩy về phía trước, rồi bước chân lên. Chạm tay số 0. Thiền hành
đúng sẽ thải độc, đổ mồ hôi nhiều, nước bọt ngọt tiết ra thì nuốt vào, bàn tay
căng đầy năng lượng.
Tác dụng quan
trọng của Thiền hành là kéo khí xuống chân, thải độc, cân bằng âm dương, thông
khí, giảm đau… Thiền hành
trong nhà, hoặc nơi có cây cối ao hồ trong sạch, không nên ra đường bụi khói
xăng xe
3. Xuống chân. Gồm: Hạ gối và Ngồi xuống. Tác dụng ép
thải trược rất mạnh, luyện Trường sinh bất lão, và kiểm tra sức khỏe. Khớp gối khô cứng cọt kẹt, là đã lão hóa. Tập Xuống chân
sẽ mềm dẻo gân khớp
- Hạ gối: Hai
chân bằng vai đứng hít vào,
từ từ hạ gối thấp xuống vừa mức, giống xuống tấn nhưng chậm nhẹ. Lưng cổ luôn thẳng. Từ từ đứng lên, thở ra.
Hạ gối 9 lần.
- Ngồi xuống: Hít vào chậm và từ
từ ngồi xuống, Lưng cổ luôn thẳng để tiếp thu năng lượng. Ngồi hít thở 30 giây
rồi đứng lên, thở ra, phát lệnh nâng mông lên thì đứng lên dễ dàng. Đứng thiền
1 phút để thoát hết
ô trược rồi tập tiếp. Ngồi xuống 9 lần.
Chỉ xuống chân vừa mức, không được quá sức
chịu đựng. Cấm tập nhanh. Xuống chân 30-60
phút sẽ ép thải trược rất nhiều, khỏi nhiều bệnh. Người già yếu vịn tay tập,
dần tự tập được. Nếu có bệnh đau khớp gối tạm nghỉ tập Xuống chân. Khỏe hơn
phải tập đầy đủ.
4. Cuộn người (Quỳ lễ) 20 phút: Quỳ
lễ có hiệu quả hàng đầu dưỡng sinh. Tác dụng toàn thân, ép thải ô trược, tưới
máu lên não, cải thiện hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, gân cơ xương khớp, cột
sống... chữa
bệnh nan y. Cần lót đệm mút chỗ hạ đầu gối, khỏi trầy da. Có điểm dừng thiền 1 phút
giữa các động tác.
Tuy hơi giống Quỳ lễ trên chùa, nhưng phải tập theo đúng kỹ thuật này mới
có tác dụng chữa bệnh.
5. Thở cột sống 10 phút: Tác
dụng lưu thông dịch não tủy, chữa các bệnh vôi hóa cột sống, lệch phồng
đĩa đệm, bệnh tiêu hóa, bài tiết, tim mạch, thần kinh…
- Nằm ngửa thư giãn trên sàn gỗ,
(không đệm mút), co gối dựng chân vuông góc mặt sàn. Gót chân cách mông khoảng
1 gang tay. Tay duỗi. Hít vào, từ từ nâng từng đốt sống. Thở ra, hạ từng đốt
sống. Hít thở, rồi tiếp tục nâng cột sống. Nâng lên thì hít vào, hạ xuống thở
ra.
Có 3 đoạn nâng:
- Bắt đầu từ
Trường cường (đốt sống cụt), nâng đến thắt lưng (Mệnh môn) 3 lần.
- Nâng từ Trường cường đến ngực (Linh đài) 5 lần.
- Nâng từ Trường cường đến cổ (Đại chùy) 7 lần.
6. Thiền định: Ngồi trên ghế lưng cổ thẳng, thư giãn
thả lỏng. Hít thở An lạc tại mũi. Không được ngồi khoanh chân khó thoát ô
trược. Bàn tay để chồng lên nhau, hoặc để ngửa tay trên đùi nhận năng lượng. Mắt
nhắm. Theo dõi hít thở An lạc tại mũi, hít vào bụng nở ra, thở ra bụng xẹp. Chậm và đều. Thời
gian tùy ý. Tâm yên tĩnh, không quán tưởng, không cầu nguyện, có hình ảnh gì xóa
ngay, không theo đuổi hình ảnh kẻo bị phân tâm. Tâm ồn ào, thì đứng dậy tập thể
dục, hoặc thiền hành. Sau đó thiền dễ dàng hơn.
Đây là pháp thiền Samadi chuẩn mực hấp thụ Prana của minh
triết Phương Đông. Sau này phát sinh hàng trăm cách thiền khác pha trộn quán tưởng,
cầu xin, pháp thuật, bắt quyết… với nhiều mục đích khác nhau, mà quên mất mục
đích tối thượng của thiền Samadi. Vì vậy chúng ta không thiền theo cách khác.
Bài Thể dục thải độc, mở cánh cửa bước vào Thiền, người
chưa biết thiền dễ dàng nhập thiền.
Sau khi tập thành thạo các động tác căn bản thì ghép
thành bài tập liên hoàn như sau:
1. Khởi
động 3 phút
2. Vươn thở hoa sen 1 lần (vươn
tay phải, tay trái, hai tay). Hạ gối 1 lần và ngồi xuống 1 lần. Đứng Thiền 1
phút. Tiếp tục lặp lại nhiều lần như trên, thời gian khoảng 20 phút.
3. Vươn
thở hoa sen 1 lần. Xuống chân 1 lần. Quỳ lễ 1 lần. Lặp lại nhiều lần. Thời gian
30 phút
4. Thở cột sống : 10 phút
5. Thiền định: 30 phút
Lịch tập:
Mỗi buổi Thể dục 60 phút, thiền 30 phút. Hai tuần đầu mỗi ngày tập 1 buổi. Sau đó
tăng lên 2 buổi : Sáng và Tối, giấc ngủ ngon. Thời gian tùy ý
có thể tăng giảm phù hợp mỗi người. Tập nhiều được nhiều năng lượng.
Bệnh nặng cần tăng thời gian luyện tập sẽ xổ
trược nhiều. Sau mỗi buổi tập tiêu tan đau nhức mệt mỏi, dồi dào năng lượng cho
một ngày làm việc vui vẻ, tỉnh táo.
Thể dục vài tuần nếu thấy trên đầu nằng nặng
khó chịu, là sắp khai mở Hà Đào Thành, thì chuyển bài số 2. Hoặc tập thể dục 3 tháng
thì chuyển bài số 2
Người quá yếu, ăn bột Địa long,
và tập Vươn thở hoa sen. Khi sức khỏe tốt hơn tập đầy đủ.
Bài thể dục thích hợp mọi lứa
tuổi, từ 7 tuổi trở lên đến người cao tuổi có đủ trí nhớ. Trẻ em chỉ cần tập
5 động tác thể dục là đủ. ĐOÀN THANH HƯƠNG
TẮM XÔNG HƠI
Tự làm lều xông hơi bằng vải bạt mỏng mềm,
bằng nửa chiếc màn cá nhân, kích thước cao 1,5m, dài 1m, rộng 0,7 m`. Nếu đói bụng,
phải ăn nhẹ mới được xông hơi. Cấm
nhịn đói. Nguồn hơi nóng bằng nồi
cơm điện cho nước lã, đậy nắp, đun nước sôi phì hơi, thì vào
lều xông hơi. Ngồi trên ghế
thiền chạm tay số 0, mồ hôi túa ra rất nhiều. Lưng cổ thẳng, không được cúi
đầu. Xông hơi 20-30 phút. Xông hơi phòng kín, không có gió lùa.
Lau khô người, mặc quần áo ra khỏi lều
xông. Nằm lưng cổ thẳng, yên lặng thiền, chùm chăn mỏng kín người, mồ hôi toát
ra lần nữa ướt ga giường. Uống nước ấm pha mơ, chanh muối, hoặc nước ozezon.
Tắm xông hơi xả trược rất mạnh mẽ. Mỗi tuần tắm xông hơi
1- 2 lần. Không xông hơi quá thời gian 30 phút.
Người bệnh: tim mạch, huyết áp cao, thấp, sơ vữa
động mạch, huyết khối, tai biến tim, não, bệnh thận, nếu sử dụng xông hơi phải
theo dõi vừa sức. Ai không thích hợp
thì không sử dụng.
Khu du lịch Khoang xanh, Ba Vì, Hà Nội, có dịch vụ Thủy
liệu pháp tốt nhất Việt
Nam, gồm 5 công
đoạn: xông hơi, tắm
khoáng nóng, tắm bùn, tắm
khoáng sục, ôn tuyền thủy liệu pháp, có tác dụng giải trược, thông khí mạnh mẽ. Đặc trị
Giải vong âm, và các vong sinh vật vô hình.
ĐOÀN THANH HƯƠNG
Ảnh một số động tác thể dục
1. Động tác Vươn thở tay phải, tay trái:
Đứng hít thở Hít vào Thở ra Thở ra
Đứng hít thở Hít vào Thở ra Thở ra
2. Động tác vươn hai tay:
Đứng hít thở Hít vào Hít vào Thở ra
Thở ra Thở ra Đứng hít thở
3. Động tác xuống chân và ngồi xuống:
Đứng hít thở Hạ gối hít vào Thở ra đứng lên
Đứng hít thở Hạ gối hít vào Ngồi xuống Thở ra đứng lên
4. Động tác cuộn người (quỳ lễ):
Chắp tay búp sen Cúi xuống, thở ra Chống tay, thở ra Quỳ trên gót, thở ra
Hít vào
Đưa tay phía trước, hít vào Hạ cùi trỏ, hít vào Ngửa bàn tay lên, hít vào

Đẩy người lên, hít vào Lùi người lại, thở ra
Cuộn tròn như trong bào thai, hít thở, máu xuống não
Đẩy người lên, hít vào Lùi người lại, thở ra
Chống tay, hít thở Đẩy người, hít vào Đứng thẳng người, hít thở
5. Động tác thở cột sống:
Chuẩn bị
Nâng 3 lần đến thắt lưng
Nâng 5 lần đến nách
Nâng 7 lần đến đầu đốt sống cổ
Nghiên cứu khoa học
ĐỘNG TÁC XUỐNG CHÂN
Bài Thể dục Vô thức do thày xây dựng lên, được phổ biến từ 2008, có chứng nhận bản quyền số
4399/2008/QT. Xuống
chân là một trong những động tác suất sắc của bài Thể dục Vô thức, thực hành từ năm 2008.
Năm 2014 một số nhà khoa học Brazil đã công bố những nghiên cứu về
đi bộ, và động tác xuống chân, được đánh giá là chuẩn mực đo lường sức khỏe. Và một
số nhà khoa học thế giới đánh
giá cao hiệu quả thải mồ hôi. Đây là những
nghiên cứu rất có giá trị sáng tỏ lợi ích của bài Thể dục Vô thức.
Tóm tắt các công bố nghiên cứu khoa học, có liên quan động
tác thể dục Vô thức của chúng ta :
Một bài tập thể dục đơn giản, chỉ bao gồm
việc đứng lên và ngồi xuống mà không dựa vào bất kỳ thứ gì, hé lộ việc bạn sẽ sống
được bao lâu và qua đời khi nào.
Đó là tuyên bố của một nhóm bác sĩ
Brazil, những người đã nảy ra ý tưởng về bài kiểm tra "đứng lên - ngồi xuống"
(SRT) để sát hạch tính linh hoạt và sức mạnh của các bệnh nhân. Chuyên gia Claudio Gil Araujo đến từ Đại học
Gama Filho (Rio de Janeiro, Brazil) nằm trong số các bác sĩ đã sáng chế ra bài
kiểm tra SRT đánh giá tính linh hoạt của các vận động viên. Araujo hiện sử dụng
nó để thuyết phục các bệnh nhân cần phải giữ sự năng động để duy trì các cơ và
sự thăng bằng của mình, cũng như để sống lâu hơn.
Tiến sĩ Araujo giải thích, khi chúng
ta già đi, các cơ của có xu hướng yếu hơn. Việc mất khả năng thăng bằng đồng
nghĩa với việc chúng ta ngày càng dễ bị ngã hơn.
Các phương pháp hiện thời nhằm kiểm
tra tình trạng yếu đuối của cơ thể thường rất tốn thời gian, ít khả thi và thiếu
chính xác đối với những phòng khám nhỏ.
Ông Araujo nói, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện bài kiểm tra SRT, vì nó
không đòi hỏi dụng cụ chuyên biệt. Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí
European Journal of Cardiology, ông Araujo và các cộng sự đã miêu tả 2002 người
trong độ tuổi từ 51 - 80 thực hiện bài kiểm tra SRT tại Trung tâm dược - thể dục
Clinimex ở Rio. Người tham gia kiểm tra sẽ bị trừ 1 điểm mỗi lần họ sử dụng tay
hoặc đầu gối của chính mình để hỗ trợ họ đứng lên hoặc ngồi xuống, và bị trừ
0,5 điểm nếu mất thăng bằng. Những người chỉ đạt từ 3 điểm trở
xuống trong thang điểm 10 đối mặt với nguy cơ sẽ chết trong vòng 6 năm tiếp
theo, cao hơn 5 lần so với những người trên 8 điểm. Những bệnh nhân không đạt 8
điểm, tăng gấp đôi nguy cơ sẽ chết trong vòng 6 năm tới, so với những người đạt
điểm cao hơn.
Các tác giả nghiên cứu viết: "Tình
trạng khỏe mạnh của hệ thống cơ - xương, được đánh giá trong bài kiểm tra SRT,
là một dấu hiệu dự đoán quan trọng về sự tử vong của các đối tượng 51 - 80 tuổi.
Mỗi điểm tăng lên trong kết quả bài kiểm tra có liên quan đến việc giảm 21% tỉ
lệ tử vong vì mọi nguyên nhân ở đối tượng".
Ngoài ra, theo bà Margo những người có
biểu hiện sớm về chứng viêm khớp ở đầu gối có thể cảm thấy quá căng khi thử bài
tập thể dục trên. Thay vào đó, các chuyên gia vật lý trị liệu Anh "chuộng"
một bài kiểm tra khác, yêu cầu bệnh nhân đứng lên từ tư thế ngồi và xem họ lặp lại hành động này bao nhiêu lần trong 30
giây.
Những người
khỏe mạnh độ tuổi 60 - 64 được kỳ vọng
có thể đứng lên, ngồi xuống hơn 12 lần đối với nữ và 14 lần đối với nam trong
30 giây. Mức tốt với người tuổi 90 - 94 là 4 lần với nữ, và 7 lần với nam.
*Tác
dụng kỳ diệu của mồ hôi
Ngày nay, con người cũng
không còn phải làm những công việc năng nhọc thay vào đó là máy móc, rô-bốt…
Điều này đã làm cho con người không còn đổ mồ hôi trong các công việc. Tuy
nhiên, khi cơ thể không ra mồ hôi, nó có thể dẫn đến một loạt các bệnh.
Vậy, mồ hôi của con người nó
có tác dụng gì?
Mồ hôi là hệ thống làm mát của cơ thể khi nó trở nên
quá nóng, như lúc bị sốt, tập luyện, làm việc nặng nhọc hay ăn uống đồ cay
nóng. Mồ hôi chủ yếu là sự kết hợp của muối và một lượng nhỏ “chất thải” được
tiết qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi mồ hôi đọng trên bề
mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.
Đẩy lùi ung thư. Theo công trình
nghiên cứu của bác sĩ Ernst, chuyên gia về giáo dục thể chất người Đức thì ông
không phát hiện thấy vận động viên chạy marathon nào mắc bệnh ung thư.
Khi phân tích mồ hôi của họ, ông phát hiện nó có chứa
cadmium, chì và nikel. Từ đó, bác sĩ Ernst kết luận, những vận động viên này đã
tiết ra khỏi cơ thể những chất có thể gây ung thư tiềm tàng nêu trên. Một người
đổ mồ hôi ít nhất một lần/ngày sẽ duy trì sức khỏe tốt.
Loại bỏ căng thẳng. Mồ hôi có thể không
trực tiếp làm giảm căng thẳng hay giúp tinh thần sảng khoái, tuy nhiên, khi làm
tăng nhiệt độ cơ thể bằng làm việc tay chân, tập luyện hoặc xông hơi, nó có tác động tích cực đối
với thinh thần và sự căng thẳng.
Endorphine và các chất hóa học khác được phóng ra
trong quá trình vận động của cơ thể. Hơn nữa, làm nóng các cơ cũng giúp cơ thả
lỏng, hạ thấp mức độ căng thẳng.
Tốt cho da. Da đẹp một phần là
nhờ chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, mồ hôi cũng góp
phần làm đẹp da. Trong giọt mồ hôi có chứa lượng nhỏ chất kháng sinh chống
lại vi khuẩn có hại trên da.
Mồ hôi cũng giúp khơi thông các lỗ chân lông từ đó
giúp da sáng sủa và mịn màng. Mồ hôi đổ ra nhiều cũng có tác dụng làm chậm quá
trình lão hóa và làm giảm những tác động làm tổn thương tới da.
Thực ra, mồ hôi không có mùi khó chịu, chỉ khi nó ra
khỏi cơ thể và gặp phản ứng với vi khuẩn trên bề mặt da hay trong không khí thì
mới có mùi hôi. Do vậy, sau khi mồ hôi đã ra hết, bạn cần tắm rửa hoặc lau đi.
Làm sạch cơ thể. Mồ hôi ra nhiều giúp
làm sạch cơ thể và loại bỏ các tế bào đã chết. Quá trình đổ mồ hôi cũng giúp
cải thiện tuần hoàn máu nhờ sự giản nở của các mao mạch. Đẩy các độc tố ra khỏi
máu và chống lại các bệnh ở máu. Mồ hôi chảy ra cũng giúp bạn loại bỏ được một
số độc tố khỏi cơ thể như nikel, kẽm và ammoniac, hóa chất và các chất khoáng
thừa mà cơ thể đã hấp thụ
Chống huyết áp. Cao huyết áp là hiện
tượng do mạch máu bị co lại, làm cho lượng máu lưu thông bị giảm đột ngột. Điều
này có thể làm tổn thương đến mạch máu và những cơ quan khác trong cơ thể. Tuy
nhiên, khi vận động ra mồ hôi, nó sẽ giúp giãn nở mao mạch, giúp máu lưu thông
và tăng tính đàn hồi cho thành động mạch,
làm giảm huyết áp.
Tăng cường tiêu hóa. Theo các chuyên gia,
khi mồ hôi bị “tắc” và không thoát ra ngoài được, khí huyết sẽ vận hành chậm từ
đó mà ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm cho bạn cảm thấy ăn không ngon miệng và
khó tiêu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tinh thần và ngủ không ngon giấc.
Mồ hôi giúp giảm cân. Chúng ta biết rằng,
tập luyện thể dục thể thao là tốt cho cơ thể và giúp giảm cân. Đổ mồ hôi cũng
có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Khi cơ thể được hâm nóng qua tập luyện, mỡ trong
cơ thể sẽ bão hòa với nước và thoát ra khỏi cơ thể qua mồ hôi. Và bạn sẽ ngạc
nhiên khi biết rằng, mồ hôi có thể tiêu hủy 300 calo mỗi tiếng giờ
Làm dịu cơn đau. Mồ hôi chảy ra làm
giãn mạch máu, từ đó mà làm dịu cơn đau và đẩy nhanh quá trình làm lành sự bong
gân, chứng viêm túi thanh mạc và đau khớp. Ra mồ hôi cũng giúp nhanh lành các vết thương
Giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia y
học ở Bệnh viện Bắc Kinh, Trung Quốc thì chỉ có vitamin tan trong nước mới có
thể làm mất đi theo dịch mồ hôi. Ngược lại, nếu chủ động ra mồ hôi, nó sẽ giúp
bạn lưu giữ canxi trong cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn.
ĐOÀN THANH HƯƠNG